Ngày 27/10/2018, Viện Công nghiệp thực phẩm đã tổ chức lễ bảo vệ Luận án Tiến sỹ cấp Viện của nghiên cứu sinh Đỗ Trọng Hưng với đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất mannitol bằng phương pháp lên men nhằm ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm”, chuyên ngành Công nghệ sinh học, mã số: 62.42.02.01.
NCS Đỗ Trọng Hưng trình bày các kết quả luận án
Luận án được đánh giá có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Luận án là công trình đầu tiên ở nước ta nghiên cứu một cách có hệ thống về sản xuất mannitol bằng phương pháp lên men bởi vi khuẩn lactic từ việc tuyển chọn và định tên chủng Lactobacillus fermentum HF08 có khả năng lên men chuyển hóa tạo mannitol cao, đã xác định được đặc điểm hình thái và một số tính chất sinh lý, sinh hóa.
Đã xác định được môi trường và điều kiện nuôi cấy nhân giống thích hợp đối với chủng L. Fermnetum HF08: môi trường nhân giống OSCP với tỷ lệ cacbon: glucose/fructose = 10/20 g/L, nhiệt độ nuôi cấy: 300C; thời gian nuôi: 24 giờ; pH môi trường: 6-6,5. Kết quả mật độ tế bào (CFU/ml) đạt 6,1-6,2 x 109.
Đã xác định được các điều kiện thích hợp cho quá trình lên men sinh tổng hợp mannitol trên môi trường SP qui mô phòng thí nghiệm: tỷ lệ phối hợp glucose/fructose= ½ ; nồng độ glucose/fructose = 50/100 (g/L), pepton 7g/L, cao nấm men 2 g/L, pH 5, nhiệt độ 350C, thời gian lên men 42 giờ và lên men trong điều kiện tĩnh. Kết quả hàm lượng mannitol trong dịch lên men đạt 93,2- 93,3 g/L, hiệu suất chuyển hóa fructose thành mannitol đạt 97,22%.
Đã nghiên cứu nâng cao hiệu quả quá trình lên men bằng phương pháp lên men fed-batch trên thiết bị lên men 5 lít với tỷ lệ bổ sung môi trường cơ chất 50 ml/h, tổng nồng độ fructose đưa vào môi trường 200 g/L, thời điểm bổ sung là sau 5 giờ lên men, thời gian lên men 52 giờ. Hàm lượng mannitol đạt được 189,5-190 g/L.
Đã xác định được các điều kiện tinh sạch, kết tinh thu hồi và bảo quản sản phẩm ở quy mô phòng thí nghiệm: Dịch sau lên men nâng nhiệt 850C/15 phút để diệt tế bào và ly tâm ống 8000 rpm/ 20 phút loại bỏ xác tế bào thu dịch trong. Tiến hành xử lý bằng than hoạt tính với nồng độ 1,5% ở 75-800C trong 15-20 phút. Điều kiện kết tinh mannitol: nồng độ dịch mannitol 160 g/L, nhiệt độ kết tinh 50C, thời gian kết tinh 30 giờ, tinh chế kết tinh 2 lần, rửa kết tinh bằng nước lạnh 50C. Hiệu suất thu hồi đạt 71,3%, độ tinh khiết của sản phẩm đạt 99,58%. Điều kiện sấy đối lưu thu hồi sản phẩm: 600C trong 3 giờ.
Đã xây dựng qui trình công nghệ sản xuất mannitol bằng phương pháp lên men gián đoạn sử dụng chủng L. Fermentum HF08 và triển khai sản xuất mannitol ở qui mô thực nghiệm tại xưởng pilot trên các thiết bị lên men sẵn có của Viện CNTP. Chất lượng sản phẩm mannitol có độ tinh khiết 99,65% và đảm bảo an toàn VSTP (theo Vilas 259 của Viện CNTP).
Hội đồng đánh giá luận án tiến sỹ Viện CNTP đã đánh giá cao những kết quả đạt được của nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh Đỗ Trọng Hưng xứng đáng được nhận học vị tiến sỹ.
Bài: Khuất Thị Thủy