1. Giới thiệu
Trung tâm Phân tích và Giám định thực phẩm quốc gia (National Center for Food Analysis and Assessment) là đơn vị nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ về lĩnh vực Phân tích, giám định chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, được thành lập theo Quyết định số: 213/QĐ-VTP ngày 26 tháng 11 năm 2008 của Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm.
Địa chỉ: Tầng 5, nhà D, Viện Công nghiệp thực phẩm – 301 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 024.38582752 Hotline: 0979781980
Email: nacefa@firi.vn
– Danh mục đăng ký kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP
– Phòng thí nghiệm của Trung tâm Phân tích và giám định thực phẩm Quốc gia được Văn phòng công nhận chất lượng (BoA) cấp chứng chỉ phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, lĩnh vực Hóa – Sinh. Mã số VILAS 259 (Danh mục phép thử được công nhận)
– Trung tâm Phân tích và giám định thực phẩm Quốc gia là đơn vị Nhà nước được Cục chăn nuôi chỉ định kiểm tra, phân tích, giám định nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu theo QCVN 01 – 190: 2020/BNNPTNT và QCVN 01 – 183: 2016/BNNPTNT (Danh mục phép thử được chỉ định)
– Trung tâm Phân tích và giám định thực phẩm Quốc gia là đơn vị Nhà nước được Bộ Công thương chỉ định phân tích, giám định các mặt hàng thuộc Bộ công thương quản lý (Danh mục phép thử được chỉ định)
2. Nhân sự
Giám đốc
ThS. Lê Văn Trọng |
||
Phó Giám đốc
PGS.TS. Lý Ngọc Trâm |
||
ThS. Hà Thị Thu Hương Thạc sĩ Khoa học Môi trường Email: huonghtt@firi.vn |
||
ThS. Lê Ngọc Sơn Thạc sĩ Hóa phân tích Email: sonln@firi.vn |
||
ThS. Phạm Đức Toàn Thạc sĩ Công nghệ Thực phẩm Email: toanpd@firi.vn |
||
ThS. Nguyễn Thị Kiều Hoa Thạc sĩ Công nghệ Thực phẩm Email: hoantk@firi.vn |
||
ThS. Vũ Thị Giang Thạc sĩ Công nghệ Thực phẩm Email: giangvt@firi.vn |
||
ThS. Nguyễn Thị Vân Anh Thạc sĩ Khoa học môi trường Email: vananhnt@firi.vn |
||
KS. Bùi Hoàng Sơn Kỹ sư Công nghệ thực phẩm Email: sonbh@firi.vn |
||
|
||
CN. Kiều Thị Nhung Cử nhân Hóa dược Email: nhungkt@firi.vn |
||
CN. Trần Duy Quang Cử nhân Hóa dược Email: tranduyquang@firi.vn |
||
CN. Lê Phương Thảo Cử nhân Công nghệ sinh học Email: thaolp@firi.vn |
||
KS. Nguyễn Thế Huỳnh Kỹ sư Công nghệ Sinh học Email: huynhnt@firi.vn |
||
CN. Lê Thảo Nguyên Cử nhân Hóa Phân tích Email: nguyenlt@firi.vn |
||
CN. Nguyễn Mai Hoa Cử nhân Tài chính Kế toán Email: nacefa-acc@firi.vn |
||
3. Chức năng – nhiệm vụ
– Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các phương pháp phân tích mới, các vấn đề liên quan thuộc chuyên ngành;
– Phân tích, giám định và chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm và các đối tượng khác;
– Giám định, kiểm định dây chuyền công nghệ, thiết bị, máy, phụ tùng thuộc ngành chế biến thực phẩm;
– Đánh giá, chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn;
– Tư vấn xây dựng các tiêu chuẩn (GLP, HACCP, ISO/IEC 17025…);
– Quản lý, theo dõi bảo trì các thiết bị phục vụ nghiên cứu tại phòng thí nghiệm chung của Viện; tư vấn các dịch vụ cung ứng hoá chất, thiết bị phục vụ nghiên cứu;
– Bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ của Viện; tham gia đào tạo đại học, sau đại học; tổ chức đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ sản xuất – kinh doanh chuyên ngành;
– Hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đầu tư trực tiếp vào dịch vụ khoa học công nghệ về lĩnh vực chế biến thực phẩm với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước;
– Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp nhiên liệu, sản phẩm, hóa chất, thiết bị và dây chuyên công nghệ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm;
– Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng, soát xét, hoàn thiện các tiêu chuẩn phân tích chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực vệ an toàn thực phẩm;
4. Dịch vụ Phân tích – Giám định
Phòng thử nghiệm Trung tâm Phân tích và giám định thực phẩm Quốc gia với năng lực thử nghiệm trên 300 chỉ tiêu phân tích, trong đó trên 100 chỉ tiêu đã được Văn phòng công nhận chất lượng (BoA) cấp chứng chỉ phòng thử nghiệm tiêu chuẩn lĩnh vực Hóa – Sinh phục vụ cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực chính: thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. (Danh mục phép thử được công nhận)
A. Dịch vụ phân tích cho các đối tượng
1. Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc
2. Sữa và sản phẩm sữa
3. Thịt và sản phẩm thịt
4. Thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản
5. Bánh kẹo
6. Nông sản và sản phẩm nông sản
7. Rượu, bia, nước giải khát
8. Nước ăn uống, nước sinh hoạt
9. Thức ăn chăn nuôi
10. Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp thực phẩm
Các chỉ tiêu chính
1. Thành phần dinh dưỡng (độ ẩm, protein, lipid, carbohydrat…)
2. Phụ gia thực phẩm (natri benzoat, kali sorbat, acid hữu cơ…)
3. Kim loại (Na, K, Ca, Mg, Fe, Cu, Pb, Zn, Cd, Mn….)
4. Độc tố vi nấm (aflatoxin, ochratoxin A, deoxynivalenol, zearalenone…)
5. Độc tố tự nhiên (patulin, histamin…)
6. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (nhóm cơ Phospho, cơ Clo, pyrethroid, carbamate…)
7. Dư lượng kháng sinh (nhóm tetracycline, sulfonamide, chlramphenicol, quinolone, macrolide…)
8. Chất cấm (Salbutamol, Clenbuterol, Ractopamine, auramine O, sibutramine, tadalafil…)
9. Vi sinh vật (tổng vi sinh vật, tổng bào tử nấm men-mốc, E.coli, Coliform, Salmonella…)
B. Dịch vụ Giám định – chứng nhận
1. Giám định – chứng nhận các mặt hàng nguyên liệu, thành phẩm thức ăn chăn nuôi như: khô dầu đậu tương, ngô hạt, khoáng chất choline, taurine, methionine, tryptophan và các nguyên liệu premix khác… cho các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. (Danh mục phép thử được chỉ định)
2. Giám định – chứng nhận các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu theo quy định của Bộ Công thương (sữa và sản phẩm sữa, bia, rượu, nước giải khát, dầu thực vật, bánh mứt kẹo…) (Danh mục phép thử được chỉ định)
C. Dịch vụ đào tạo, tư vấn
1. Đào tạo các cán bộ, kỹ thuật viên phân tích trong các phòng thí nghiệm.
2. Tư vấn xây dựng phòng thí nghiệm, các tiêu chuẩn (GLP, HACCP, ISO/IEC 17025…) trong các doanh nghiệp, nhà máy.
5. Trang thiết bị
- Hệ thống thiết bị sắc ký lỏng khối phổ LC-MS/MS Agilent 6460
- 4 hệ thống thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC Shimadzu detector PDA, FLD, RID, CDD
- 3 Hệ thống thiết bị sắc ký khí GC Shimadzu, Agilent
- Hệ thống Quang phổ AAS Shimadzu 6800
- Hệ thống Quang phổ UV – Vis Hitachi 2900
- Trang thiết bị cơ bản khác
6. Một số hình ảnh hoạt động
Quá trình xử lý mẫu |
Phân tích dư lượng kháng sinh và độc chất bằng thiết bị LC-MS-MS |
Phân tích vitamin, axit amin, chất bảo quản.. trên thiết bị HPLC |
Phân tích mẫu trên thiết bị Quang phổ tử ngoại khả kiến (UV-Vis) |
Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các chất cấm trên thiết bị sắc ký khí khối phổ (GC-MS) |
Phân tích các chỉ tiêu kim loại trên thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) |
7. Đối tác tiêu biểu
8. Các công trình nghiên cứu
- Thẩm định các phương pháp, quy trình phân tích kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm – Nhiệm vụ thường xuyên Bộ Công thương, năm 2015-2018
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số thực phẩm giàu hoạt chất sinh học từ vừng đen, năm 2015-2017 – Đề tài phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020
- Nghiên cứu phát triển phương pháp xác định chất tạo ngọt nhân tạo (saccharin) và một số chất bảo quản (methyl-, ethyl-, isobutyl- và butyl-p-hydroxybenzoate) trong nước chấm, gia vị và một số sản phẩm đồ uống bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), năm 2013 – Đề tài cấp Bộ Công Thương
- Nghiên cứu phương pháp xác định Methyl-thủy ngân trong cá và một số sản phẩm thực phẩm từ cá bằng phương pháp sắc ký khí gắn với Detector cộng kết điện tử (GC/ECD), năm 2011- Đề tài cấp Bộ Công Thương
- Nghiên cứu xác định acrylamide trong một số sản phẩm thực phẩm bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC/MS), năm 2012 – Đề tài cấp Bộ Công Thương
- Nghiên cứu xây dựng phương pháp kiểm định các loại rượu cao cấp (whisky, cognac) để phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường Việt Nam, năm 2010 – Đề tài cấp Bộ Công Thương
- Nghiên cứu phát hiện đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các mẫu rau quả bằng GC/MS, năm 2009 – Đề tài cấp Bộ Công Thương
- Nghiên cứu xây dựng phương pháp chuẩn phân tích hoocmon Clenbuterol trong thực phẩm bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC/MS), năm 2008 – Đề tài cấp Bộ Công Thương
- Nghiên cứu bộ kít phát hiện nhanh nitơrit (NO2-) có trong rau quả, năm 2005 – Đề tài cấp Bộ Công Thương
9. Các công trình công bố
Bài báo quốc tế
- Tran Manh Tri, Trinh Thi Hue, Hoang Quoc Anh, Le Van Trong, Le Ngoc Son, Tu Binh Minh (2020) Characterization of triclosan and triclocarban in indoor dust from home micro-environments in Vietnam and relevance of non-dietary exposure, Science of The Total Environment, Volume 7320, https://doi.org/10.1016/j.scitotenv
- Le Van Trong*, Nguyen Thi Thanh Hang, Do Quang Huy, Nguyen Manh Khai, Tran Van Son “A Study on using modified Corchorus capsularis powder to remove macrolide group from water”, Vietnam J. Chem., 2019, 57(2), 234-239
- Ly Ngoc Tram et al. (2016) Separation process of rosmarinic acid and their derivatives from Celastrus Hindsii Bent leaves, Journal of Science and Technology, 54, 2C, 380 –387, https://doi.org/10.15625/2525-2518/54/2C/11865
- Le Van Trong et al. (2010) Analysis of organic impurities in 3,4-methylenedioxymethamphetamine (MDMA) tablets: A tool to classify and determine synthetic methods and linking samples of Ecstasy seized in Vietnam. AFS 2nd Annual Meeting & Sympossium, Brunei Darusalam, 1-3 June.
- Bui Quang Thuat, Ly Ngoc Tram, Nguyen Trung Hieu (2009) Production of flavour powder with cyclodextrin as a carrier. 11th ASEAN food Conference, Brumei, p.157 -161.
Bài báo trong nước
- Đặng Việt Anh, Nguyễn Minh Châu*, Trần Quốc Toàn, Phạm Quốc Long, Lê Văn Trọng, Trần Hoàng Quyên, Đỗ Thị Thủy Lê, Nguyễn Mạnh Đạt “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thành phần môi trường đến khả năng sinh tổng hợp Canthaxaxnthin của vi khuẩn Paracoccus carotinifaciens VTP20181”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm (ISSN 1859-0381) (2020) số 6 (16).
- Hoàng Quốc Anh, Phạm Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Ánh Hường, Từ Bình Minh, Shin Takahashi, N.T.Q Hoa, Lê Ngọc Sơn, Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm của các hydrocacbon đa vòng thơm (PAHs) trong mẫu bụi lắng trên mặt đường tại một số khu vực ở miền bắc Việt Nam (2020), Tạp chí Hóa, Lý và Sinh học, tập 25, số 3/2020.
- Trần Hoàng Quyên, Nguyễn Minh Châu, Lê Văn Bắc, Lê Văn Trọng “Ứng dụng enzyme thu nhận chế phẩm xơ hòa tan từ củ khoai lang (Ipomoea Batatas L.) Việt Nam”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Công nghệ sinh học toàn quốc, (2018), Tr.352-359.
- Lý Ngọc Trâm, Bùi Quang Thuật, Trương Tuyết Mai, Hiệu quả chống oxy hóa của sản phẩm giàu Sesamin và anthocyanin từ vừng đen lên men trên bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa (2018), Khoa học và công nghệ số 35, tháng 9/2018. (ISSN: 0866-7756)
- Đinh Huy Sơn, Nguyễn La Anh, Đặng Thu Hương, Lý Ngọc Trâm, Effective method of polyphenol extraction from sesame cake using microbial fermentation by Loctobacillus brevis NCTH24 (2018), Vietnam Journal of Science and Technology 2018, 56 (4A), 153-162. (ISSN: 2525-2518)
- Lý Ngọc Trâm, Gốc tự do và các chất chống oxy hóa tự nhiên (2017), Sách chyên khảo, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
- Lê Văn Trọng*, Đỗ Thị Việt Hương, Phạm Thị Dinh, Phạm Văn Quang ” Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ bột thân đay biến tính để loại bỏ kim loại nặng trong nước. Phần I. Đặc tính của vật liệu bột thân đay biến tính “,Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, (2016), Tập 32, số 4, 291-298
- Lý Ngọc Trâm, Nghiên cứu công nghệ thu nhận rosmarinic acid và các dẫn xuất từ lá xạ đen Celastrus hindsii Benth (2016), Tạp chí Khoa học và công nghệ. Số 54(4B).
- Lý Ngọc Trâm và cộng sự (2016), Ảnh hưởng của một số yếu tố đến quá trình tách chiết chlorophyll từ lá tre (Bambuseae) Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 54, 2B, 184 –191.
- Đỗ Thanh Hà, Lý Ngọc Trâm (2016) Nghiên cứu công nghệ chưng cất và xác định thành phần tinh dầu ngải cứu Artemisia vulgaris L. Kỷ yếu Hội thảo Nghiên cứu phát triển các sản phẩm tự nhiên lần thứ V.
- Vũ Đức Chiến, Bùi Thị Bích Ngọc, Lý Ngọc Trâm, Bùi Quang Thuật, Pham Quốc Long (2014) Nghiên cứu công nghệ thu nhận hỗn hợp axit béo omega-3& omega-6, phyosterol và vitamin E từ cặn khử mùi dầu đậu tương. Tạp chí Khoa học & Công nghệ. Tập 52, số 5C, tr. 322-328.
- Tạ Mỹ Hằng, Nguyễn Duy Thịnh, Bùi Quang Thuật, Lý Ngọc Trâm (2014) Nghiên cứu công nghệ thu nhận Chlorophyll từ lá gừng (Zingiber officinal Rosecoe). Tạp chí Khoa học & Công nghệ. Tập 52, số 5C, tr.81-86.
- Chien D.V., Ngoc T.B.B., Thuat Q.B., Tram N.L., Hoang B.L. (2013) Research on obtaining phytosterols from soybean oil deodorizer distillate. International workshop on Agricultural engineering and post-harvest technology for Asia sustainability, Hanoi, 5-6 December. Science and Technics Publishing House, p. 459 – 463.
- Bùi Thị Bích Ngọc, Lý Ngọc Trâm, Vũ Đức Chiến, Bùi Quang Thuật (2013) Nghiên cứu thu nhận vitamin E từ cặn khử mùi của quá trình tinh chế dầu đậu tương. Tạp chí Khoa học và Phát triển. Tập 11, số 8, tr. 1159 – 1163.
- Lý Ngọc Trâm, Bùi Quang Thuật, Nguyễn Thị Thà (2012) Nghiên cứu công nghệ chiết tách flavonoit từ vỏ quả citrus. Tạp chí Khoa học & Công nghệ. Tập 50, số 3A, tr.151-157.
- Lý Ngọc Trâm, Bùi Quang Thuật (2012) Nghiên cứu công nghệ chiết tách flavonoit từ phế thải chè. Tạp chí Khoa học & Công nghệ. Số 50, số 3A, tr.157-163.
- Lý Ngọc Trâm, Bùi Quang Thuật (2010) Nghiên cứu quy trình công nghệ chiết tách flavonoit từ vỏ hành. Tạp chí hóa học. Tập 48, số 4B, tr. 306-310.
- Lê Thị Mai Hương, Phạm Đức Toàn, Lê Văn Trọng, Nguyễn Thị Hoài Trâm, Hoàng Đình Hòa (2005) Nghiên cứu sinh tổng hợp và thu nhận S-Adenosyl-L-Methionine (SAM) từ nấm men Saccharomyces. Tạp chí Công nghệ Sinh học. Số 3 (1), tr. 105-114.
- Đồng tác giả (2005) Ứng dụng phương pháp vi chiết pha rắn để phân tích hàm lượng ester trong rượu. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Vệ sinh An toàn Thực phẩm lần 3, NXB Y Học.
- Đồng tác giả (2005) Study on enhance the Beta-Carotene production by Filamentos Fungal Strains of Blakeslea trispora. Regional Symposium on chemical Enginering, Science and Technics Publishing House, tr. 354-361.
Bằng giải pháp hữu ích
- Bùi Thị Bích Ngọc, Bùi Quang Thuật, Lý Ngọc Trâm, Vũ Đức Chiến (2016). Quy trình công nghệ sản xuất vitamin E từ phụ phẩm chế biến dầu thực vật. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mã số VN 2-0001445.
- Lý Ngọc Trâm, Bùi Quang Thuật (2015). Quy trình chiết xuất hợp chất quercetin từ phế thải vỏ củ hành Allium fistulosum L. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mã số VN 2-0001294.