- Đã tối ưu hóa trình tự gen FJ492963 và FJ212324 mã hóa endo-1,4-β-xylanase
Xyl10C và Xyl11B từ Bispora sp. MEY nhằm nâng cao khả năng biểu hiện trên
Pichia pastoris.
2. Gen mã hóa endo-1,4-β-xylanase Xyl10C và Xyl11B sau cải biến được chuyển vào
vector pPICZαA và biến nạp vào P. pastoris tạo chủng tái tổ hợp CNTP 9058 sinh
Xyl10C và CNTP9059 sinh Xyl11B
3. Đã tạo được môi trường lên men P. pastoris, có thành phần chủ chốt là khoáng thay
thế môi trường BMM của Invitrogen.
4. Đã lên men, thu nhận, tinh chế và xác định đặc tính endo-1,4-β-xylanase Xyl10C.
Kết quả cho thấy Xyl10C có trọng lượng phân tử ~70kDa, hoạt động trong dải pH
2.0 – 6.0, tối ưu ở pH 4.0, 90°C, bền nhiệt (duy trì 86% hoạt tính sau khi xử lý ở 80°C trong 20 phút), bền trong dải pH 1.0 – 9.0, bền với tác động của pepsin.
5. Đã lên men, thu nhận, tinh chế và xác định đặc tính endo-1,4-β-xylanase Xyl11B.
Kết quả cho thấy Xyl11B có trọng lượng phân tử ~25kDa, hoạt động trong dải pH
2.0 – 5.0, tối ưu ở pH 3.0, 65°C, bền nhiệt (duy trì 90% hoạt tính sau khi xử lý ở 70°C trong 20 phút), bền trong dải pH 1.0 – 8.5, bền với tác động của pepsin.
6. Đã cải biến plasmid pPICZαA của Invitrogen để cho phép tạo vector mang cassette
đa copy có thể mở vòng phục vụ biến nạp vào P. pastoris. Dựa trên plasmid cải biến
đã tạo được pPICZαA vector mang 1, 2, 3, 4 copy gen Xyl10C và biến nạp thành công vào P. pastoris. Kết quả cho thấy dòng mang 2 copy có khả năng biểu hiện Xyl10C vượt trội (gấp tới 4 lần) so với dòng mang 1 copy, trong khi đó các dòng mang 3, 4 copy không thể hiện tính ưu việt.
7. Đã xây dựng quy trình lên men, thu hồi vào bảo quản xylanase Xyl10C tái tổ hợp.
Một trong những đặc tính nổi trội của Xyl10C là khả năng thu hồi trực tiếp từ dịch
lên men bằng phương pháp sấy phun. Xyl10C cũng khá bền trong quá trình bảo quản.
8. Ứng dụng xylanase Xyl10C vào sản xuất thức ăn chăn nuôi và cho thấy việc bổ sung
enzyme giúp làm giảm 2.1% tiêu tốn thức ăn.