Vietnamese English

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Hội đồng Khoa học và Đào tạo Viện Công nghiệp thực phẩm nhiệm kỳ 2020- 2025 được thành lập dựa trên Quyết định số 104/QĐ-VTP ngày 09 tháng 10 năm 2020 của Viện trưởng Viện Công nghiệp Thực phẩm.

I. Danh sách Hội đồng Khoa học và Đào tạo Viện Công nghiệp thực phẩm nhiệm kỳ 2020 – 2025

1. PGS.TS. Vũ Nguyên Thành, Viện trưởng – Chủ tịch Hội đồng

2. PGS.TS. Bùi Quang Thuật, Phó Viện trưởng- Phó chủ tịch Hội đồng

3. TS. Nguyễn Mạnh Đạt, Phó Viện trưởng – Ủy viên

4. TS. Vũ Đức Chiến,Trưởng Phòng Kế hoạch Khoa học và Hợp tác Quốc tế – Ủy viên thư ký

5. PGS. TS. Nguyễn La Anh, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Sinh học Vi sinh – Ủy viên

6. PGS. TS. Lý Ngọc Trâm, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích & Giám định thực  phẩm quốc gia – Ủy viên

7. TS. Đặng Hồng Ánh, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Chế biến Nông sản và Đồ uống – Ủy viên

8. TS. Trương Hương Lan, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Thực phẩm và Dinh Dưỡng – Ủy viên

9. TS. Nguyễn Thị Minh Khanh, Phó Giám đốc Trung tâm Hóa sinh Thực phẩm – Ủy viên

10. TS. Đỗ Trọng Hưng, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Đường bột- Ủy viên

11. TS. Võ Tấn Hậu – Phó Phân Viện trưởng Phân Viện Công nghiệp thực phẩm tại TP Hồ Chí Minh- Ủy viên

Thường trực Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch và Thư ký Hội đồng.

II. Chức năng

Tư vấn cho Viện trưởng trong việc xem xét, quyết định các vấn đề thuộc lĩnh vực Khoa học Công nghệ và Đào tạo của Viện.

III. Nhiệm vụ

1. Hội đồng có nhiệm vụ thảo luận và đóng góp ý kiến:

  • Về dự thảo, chiến lược, lộ trình, kế hoạch phát triển Khoa học Công nghệ, đào tạo dài hạn và hàng năm của Viện
  • Về chính sách Khoa học Công nghệ của Nhà nước có liên quan đến phương hướng nghiên cứu triển khai của Viện.
  • Về đề cương nghiên cứu của các đề tài, dự án, chương trình Khoa học Công nghệ.
  • Về quy định về tổ chức và Quản lý đào tạo tiến sỹ tại Viện Công nghiệp thực phẩm.
  • Về các chương trình và học phần trình độ tiến sỹ tại Viện Công nghiệp thực phẩm.

2. Giải quyết một số vấn đề đột xuất về Khoa học Công nghệ và Đào tạo theo yêu cầu của Viện trưởng.

3. Tư vấn cho Viện trưởng về nội dung Khoa học công nghệ liên quan tới việc xét duyệt sáng kiến

4. Đánh giá, nghiệm thu, thẩm định các công trình nghiên cứu (bao gồm các chương trình, đề tài, dự án và phương án sản xuất) đã hoàn thành thuộc cấp Viện quản lý và đánh giá cấp cơ sở đối với các công trình nghiên cứu thuộc cấp Bộ và Nhà nước quản lý.

5. Kiến nghị việc công nhận thành tựu, các công trình khoa học đề nghị cấp trên khen thưởng.

6. Bổ sung những vấn đề về khoa học có thể theo kế hoạch đột xuất để Hội đồng thảo luận.

IV. Phương thức hoạt động

1. Hội đồng hoạt động theo phương thức tập trung, dân chủ. Mọi vấn đề được gọi là thống nhất trong Hội đồng phải được biểu quyết hoặc bỏ phiếu quá bán so với số thành viên của Hội đồng tham dự. Nghị quyết của Hội đồng chỉ có giá trị khi phiên họp có sự tham gia của 2/3 số lượng thành viên Hội đồng khoa học.

2. Các thành viên Hội đồng cần được nghiên cứu trước tài liệu do Thường trực Hội đồng chuẩn bị về những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận ở Hội đồng trước ngày họp từ 3-5 ngày. Tài liệu của các phiên họp bất thường phải đến tay các thành viên Hội đồng chậm nhất 2 ngày trước phiên họp.

3. Tất cả các cuộc họp Hội đồng đều phải có biên bản và được thông qua các thành viên Hội đồng. Biên bản các kỳ họp Hội đồng phải có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết người ký thay Chủ tịch và Thư ký Hội đồng sẽ do Chủ tịch Hội đồng ủy nhiệm.

4. Định kỳ Hội đồng họp 3 tháng một lần để giải quyết các vấn đề Khoa học Công nghệ, Đào tạo và các cuộc họp đột xuất theo các nội dung và Viện trưởng yêu cầu.

Share on facebook
Share on twitter
Share on email
Share on print