Vietnamese English

TS. Vũ Đức Chiến

TS. VŨ ĐỨC CHIẾN 

Trưởng phòng Kế hoạch Khoa học và hợp tác Quốc tế
Điện thoại: 0984783793 / 0915055434
Email: chienvd@firi.vn
Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm
Liên kết ngoài: ResearchGate

Tiến sĩ Công nghệ thực phẩm (2016), Viện Công nghiệp thực phẩm

Tiêu đề luận án: Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất hỗn hợp axit béo omega 3 và omega 6, vitamin E, phytosterol từ cặn khử mùi dầu đậu tương

Kinh nghiệm nghiên cứu – Định hướng nghiên cứu

Chủ nhiệm đề tài các cấp:

  1. Nghiên cứu công nghệ khai thác và tinh chế hỗn hợp axit béo omega 3 và omega 6 từ hạt nhân hạt hồ đào để ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm chức năng (1-12/2007); Đề tài cấp Bộ Công Thương đã nghiệm thu đạt kết quả khá;
  2. Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử dầu màng gấc và dầu hạt gấc (01/2008-12/2009); Dự án SXTN cấp Bộ Công Thương đã nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc;
  3. Nghiên cứu phát triển cây cải dầu cho đồng bào các dân tộc vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang (11/2009-6/2013); Nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước đã nghiệm thu đạt kết quả khá;
  4. Nghiên cứu công nghệ thu nhận Phytosterol từ phụ phẩm chế biến dầu thực vật Việt Nam (1/2012-12/2013) Đề tài cấp Bộ Công Thương đã nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc;
  5. Nghiên cứu chất lượng, xử lý độc tố và sản xuất thử nghiệm dầu Mác Niếng tại Cao Bằng (3/2017-12/2019), đề tài cấp tỉnh Cao Bằng đã nghiệm thu đạt loại khá;
  6. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết bị tạo bánh men lá ứng dụng trong sản xuất rượu ngô truyền thống của đồng bào H’Mông tại tỉnh Hà Giang và vùng lân cận (3/2020-2/2022); Đề tài Độc lập cấp Quốc gia đang thực hiện.

Cộng tác viên các đề tài/ dự án:

  1. Nghiên cứu qui trình công nghệ chiết tách các chất flavonoid từ phế thải rau quả nhằm ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng và dược phẩm (2008-2010), Đề tài Độc lập cấp nhà nước đã nghiệm thu.
  2. Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất các axit béo không thay thế và vitamin E từ nguồn phụ phẩm dầu thực vật (2010-2012), Đề tài cấp Nhà nước (Chương trình Hóa dược) đã nghiệm thu;
  3. Hoàn thiện công nghệ sản xuất hỗn hợp axit béo omega 3 và omega 6 từ nhân hạt hồ đào (2008-2010), Dự án SXTN cấp Bộ Công Thương đã nghiệm thu;
  4. Nghiên cứu công nghệ chiết tách tinh dầu và các hoạt chất sinh học từ hoa và quả hạt dẻ (7/2009-7/2011), Đề tài cấp tỉnh Cao Bằng đã nghiệm thu;
  5. Xây dựng quy trình công nghệ chiết xuất omega 3, tinh dầu và các hoạt chất chống ôxy hóa từ cây tía tô (2015-2017) Đề tài cấp Nhà nước (Chương trình Hóa dược) đã nghiệm thu;
  6. Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số thực phẩm giàu hoạt chất sinh học từ vừng đen (2015-2017), Đề tài cấp Nhà nước (CNSHCB) đã nghiệm thu;
  7. Thử nghiệm nhân trồng, phát triển cây Mác ca tại ba tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La (2016-2018), Dự án cấp Nhà nước (Chương trình KHCN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc) đã nghiệm thu;
  8. Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm trà và bột dinh dưỡng từ cây tam giác mạch Hà Giang (2019-2020) Đề tài cấp Bộ Công Thương đang thực hiện;
  9. Nghiên cứu xây dựng mức giới hạn an toàn và yêu cầu quản lý đối với dầu thực vật và sản phẩm trong quá trình chế biến dầu thực vật (2019-2020); Nhiệm vụ KHCN Bộ Công Thương đang thực hiện.

Công bố khoa học

  1. Đánh giá thành phần axit béo dầu Mác Niếng Cao Bằng và thử độc tính cấp, độc tính bán trường diễn (2020), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tập 3+4, 108-115.
  2. Nghiên cứu công nghệ thu nhận hỗn hợp axit béo omega 3 và omega 6, phytosterol và vitamin E từ cặn khử mùi dầu đậu tương (2014), Tạp chí Khoa học và Công nghệ 52 (5C), 322-328;
  3. Nghiên cứu thu nhận hỗn hợp omega 3 và omega 6 từ cặn khử mùi của quá trình tinh chế dầu đậu tương (2014), Tạp chí Khoa học và Công nghệ 52 (2), 143-149;
  4. Research on obtaining phytosterols from soybean oil deodorizer distillate (2013), International workshop on Agricultural engineering and post-harvest technology for asia sustainability, Science and Technics Publishing House, 5-6 December 2013, p.459 – 463;
  5. Nghiên cứu thu nhận VTM E từ cặn khử mùi của quá trình tinh chế dầu đậu tương (2013), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11 (8), 1159-1163;
  6. Nghiên cứu công nghệ khai thác dầu thực vật từ hạt cải dầu (2012) Khoa học và Phát triển 10 (2), 330 – 339;
  7. Tinh chế và đánh giá chất lượng dầu của hạt cây chè xanh (Camellia sinensis var.) trồng ở Phú Thọ (2010), Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 4/2010, 34-39;
  8. Research on Technology Exploitation to Improve Yield and Quality Oil from Gac aril (Momordica Cochinchinensis Spreng L.) (2009) 11th ASEAN Food Conference, 2009;
  9. Khảo sát đánh giá hàm lượng Aflatoxin trong một số mẫu thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp HPLC (2007), Các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học – công nghiệp thực phẩm, 2007;
  10. Nghiên cứu tính đặc thù truyền thống nhằm nâng cao chất lượng rượu ngô Thanh Vân Hà Giang (2007), Các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học – công nghiệp thực phẩm, 2007;

Giải pháp hữu ích

  1. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích về “Quy trình sản xuất hỗn hợp axit béo không thay thế từ phụ phẩm chế biến dầu thực vật” mã số VN2-0001425 (2016) được cấp theo Quyết định số 55359/QĐ-SHTT ngày 05/9/2016 của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2016.
  2. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích “Quy trình công nghệ sản xuất vitamin E từ phụ phẩm chế biến dầu thực vật”- Mã số 2-001445 cấp theo QĐ số 67236/QĐ-SHTT ngày 20/10/2016 của Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2016

Hội nghị, hội thảo:

  1. International workshop on Agricultural engineering and post-harvest technology for asia sustainability, Hanoi, 2013.
  2. ASEAN Food Conference 15th Hochiminh city, 2017.
Share on facebook
Share on twitter
Share on email
Share on print